Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế sang Hoa Kỳ, Úc, Singapore, Malaysia,… ngoài cước phí gửi hàng thông thường, người gửi còn phải chịu thêm một số khoản phụ phí trong đó có phí nhiên liệu. Điều này liệu có thỏa đáng hay không? Hoa Kỳ Express sẽ lý giải rõ khái niệm phụ phí nhiên liệu là gì để bạn có thể nắm rõ được cách tính toán, cân đối, chuẩn bị kinh phí và lựa chọn thời điểm gửi hợp lý nhất.
Mục lục bài viết
Phụ phí nhiên liệu là gì?
Phụ phí nhiên liệu có tên quốc tế là Bulker Adjustment Factor, viết tắt là BAF. Đây là khoản phí để bù đắp cho chi phí vận chuyển do biến động giá nhiên liệu. Các hãng vận chuyển sẽ thu phí này từ người gửi hàng. Thuật ngữ Bulker Adjustment Factor được gọi cho phụ phí xăng dầu tuyến châu Âu. Còn phí Emergency Bunker Surcharge (EBS) là khoản phụ phí xăng dầu cho tuyến châu Á.
Vì sao có phụ phí nhiên liệu?
Nguyên nhân đó chính là giá nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển không cố định mang biến động thường xuyên, tăng giảm ở mỗi giai đoạn. Tất cả các hãng vận chuyển đều phải sử dụng đến các phương tiện ô tô, xe máy, xe tải, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay,… dẫn đến chi phí xăng dầu biến động theo. Các doanh nghiệp, đơn vị chuyển phát đều có khoản phụ phí này nhằm đảm bảo tối ưu thời gian và an toàn cho hàng hoá.
Phụ phí nhiên liệu có bắt buộc hay không?
Phụ phí nhiên liệu trong dịch vụ chuyển phát là bắt buộc. Các hãng vận chuyển không cần thông báo trước cho khách hàng biết và thời gian thực hiện phụ phí sẽ do các hãng vận chuyển quyết định.

Cách tính phụ phí nhiên liệu
Phụ phí nhiên liệu thường được tính bằng % và phụ thuộc vào sự biến động của giá nhiên liệu. Mỗi hãng vận chuyển sẽ có một quy định về phụ phí riêng.
Cước phí gửi hàng = (Cước chưa phụ phí x Phụ phí nhiên liệu( %))+Thuế VAT.
Ví dụ: Cước vận chuyển chưa thuế, chưa có phụ phí là 1.000.000 VNĐ, phụ phí nhiên liệu là 13,5%.
Cước phí gửi hàng = (1.000.000 + (1.000.000 *13,5%))+ (1.000.000 + (1.000.000 *13,5%)) * 10%= 1.248.500 VNĐ.
Xem Thêm >> Mã Số SKU Là Gì?
Phụ phí nhiên liệu của mỗi hãng vận chuyển là khác nhau
Các hãng vận chuyển quốc tế đều sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng hoá như tàu thuỷ, máy bay. Do đó, chi phí vận chuyển vào mỗi thời điểm sẽ khác nhau, phụ thuộc vào giá nhiên liệu biến động tăng giảm liên tục. Vì vậy phần phụ phí nhiên liệu cũng tăng, giảm hoặc được gỡ bỏ phụ thuộc vào sự biến động giá nhiên liệu. Tùy theo mỗi hãng, người ta sẽ tính phần trăm khoản phụ phí khác nhau vào mỗi thời điểm.

Một số loại phụ phí khác trong gửi hàng quốc tế
Khi gửi hàng quốc tế, bên cạnh phụ phí nhiên liệu thì còn có một số khoản phụ phí khác cho hình thức vận chuyển bằng đường hàng không, hàng hải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số khoản phụ phí mà bạn có thể tìm hiểu và tự tính toán ra chi phí gửi hàng.
- Phí PSS (Peak Season Surcharge) là khoản phụ phí mùa cao điểm. Từ tháng 8 đến tháng 12, các hãng tàu sẽ áp dụng thêm khoản phụ phí mùa cao điểm. Bởi lẽ đây là khoảng thời gian nhu cầu vận chuyển tăng mạnh phục vụ cho các dịp lễ lớn như Giáng sinh, lễ Tạ Ơn, Tết,…
- Phí vệ sinh container (Cleaning fee) thường xuất hiện trong vận chuyển bằng tàu. Xe container thường xuyên chở rất nhiều mặt hàng khác nhau. Do đó, sau mỗi lần vận chuyển các container cần phải vệ sinh sạch sẽ phục vụ cho chuyến hàng lần sau.
- Phí phát hành vận đơn (B/L fee) là khoản phí bào gồm dịch vụ theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng, thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L.
- Phí lưu bãi (DEM/DET fee) là khoản phí áp dụng cho container đậu trong cảng quá thời hạn cho phép.
- Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (Port Congestion Surcharge – PCS). Khi cảng bốc xếp hoặc dỡ hàng, có thể xảy ra tình trạng bị ùn tắc khiến tàu bị chậm trễ và chủ tàu phải chịu thêm những chi phí khác. Lúc này, các đơn vị vận chuyển sẽ áp dụng thu phụ phí tắc nghẽn tại cảng.
- Phí khai thác hàng lẻ (CFS fee) bao gồm phí dịch vụ bốc xếp hàng từ container sang kho hoặc ngược lại, phí lưu kho, phí quản lý kho hàng.
- Phụ phí an ninh ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge) giúp đảm bảo an toàn cho các container hàng bao gồm cả phòng cháy nổ.
- Phụ phí mất cân đối vỏ container CIC (Container Imbalance Charge) là khoản phụ phí mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí điều chuyển container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Phụ phí thay đổi nơi đến COD (Change of Destination) được áp dụng trong trường hợp thay đổi nơi đến, điểm đến khác so với địa chỉ ban đầu.
- Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ CAF (Currency Adjustment Factor) được các hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
- Phụ phí xếp dỡ tại cảng THC (Terminal Handling Charge) là khoản phí để bù đắp chi phí các hoạt động tại cảng như tập kết, xếp dỡ container.
- SCS (Suez Canal Surcharge) áp dụng cho vận chuyển hàng quốc tế chuyển qua kênh đào Suez.
- PCS (Panama Canal Surcharge) áp dụng cho hàng hóa vận chuyển quốc tế qua kênh đào Panama.
Ngoài những khoản phụ phí này thì tùy theo từng khu vực hàng đến hoặc những địa điểm hàng đi qua mà sẽ có thêm những khoản phụ phí khác.

Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là những thông tin Hoa Kỳ Express đã tổng hợp và chia sẻ về phụ phí nhiên liệu là gì. Hoa Kỳ Express là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế nhanh chóng, an toàn, phụ phí thấp. Đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng trong các dịp lễ, Tết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 250/16 Bàu Cát, P.11, Q.Tân Bình
- Số điện thoại: 0977959247
- Email: hoakyexpress@gmail.com
- Website: Hoakyexpress.vn